Tiêu chuẩn lắp đặt thang máy an toàn là phải dựa theo quy trình lắp đặt của mỗi thương hiệu thang máy. Tuy nhiên, các dòng thang máy dù ngoại nhập khi được đưa vào sử dụng tại Việt Nam, cần phải đạt một số điều khoản theo đúng TCVN đã được chính phủ quy định.
Sau đây thang máy Tiến Phát sẽ nêu ra 11 bước lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn thang máy của Việt Nam và đảm bảo an toàn lắp đặt, sử dụng:
1. Quy trình lắp đặt thang máy
Bước 1: Lắp giáo chuyển dần vật tư vào hố thang bao gồm các thiết bị như: rail cabin, rail đối trọng, channel, máy kéo, khung, tủ điện.
Bước 2: Sau khi tất cả được sắp xếp đúng vị trí, tiến hành thả dây rọi định vị và kiểm tra chính xác lại các kích thước, thông số kỹ thuật như vị trí đặt rail cabin, rail đối trọng, cửa tầng, máy điều tốc (governor).
Bước 3: Tiến hành lắp đặt rail, lắp rail theo trình tự từ dưới lên trên, các thành rail sẽ được cố định bằng các basket giữa rail liên kết với những đà bê tông xung quanh hố.
Bước 4: Lắp khung cabin và đối trọng. Lắp cáp tải để liên kết giữa cabin và khung đối trọng, chất thêm tải đối trọng vào khung đối trọng để cân bằng với tải trọng của thang, lắp máy điều tốc (governor). Máy kéo và khung được đưa vào vị trí chính xác.
Bước 5: Sử dụng máy kéo, quay tay để đưa khung cabin lên xuống, tiến hành lắp cửa tầng và bao che cửa tầng, trình tự lắp đặt lên xuống.
Bước 6: Sau khi hoàn tất cửa tầng báo cho Chủ Đầu Tư tiến hành xây chèn mặt cửa với sự hướng dẫn của đơn vị thi công. Các bảng điều khiển cửa tầng được định vị trong quá trình xây chèn.
Bước 7: Vệ sinh toàn bộ phần hố thang tiến hành lắp vách và nóc cabin, bộ truyền cửa cabin, và cửa cabin. Đưa thang lên để kiểm tra các thông số kỹ thuật theo đúng yêu cầu đồng thời chất thêm tải đối trọng để cân bằng với tải trọng cabin.
Bước 8: Vệ sinh lần cuối sau đó bàn giao cho tổ điện.
Bước 9: Tổ điện đi dây nối tổ điện, máy kéo, hệ thống dây điện dọc hố, dây điện theo cabin. Lắp bảng điều khiển, bảng điều khiển tầng. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Đóng điện chạy thử với tốc độ chậm để kiểm tra căn chỉnh.
Bước 10: Sau khi đã kiểm tra kích thước và căn chỉnh mọi thông số kỹ thuật cũng như cân tải, thang được chạy với chế độ không tải sau đó chạy với chế độ đủ tải để căn chỉnh độ bằng tầng khi dừng. Thang được chạy kiểm tra trong 03 ngày, sau đó tiến hành vệ sinh toàn bộ để chuẩn bị cho việc tiến hành kiểm định.
Bước 11: Sau khi đã tuân thủ tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thang máy, bên thi công sẽ thông báo cho chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu bằng văn bản trước 03 ngày. Sau khi bàn giao bên thi công có trách nhiệm hướng dẫn và huấn luyện cho chủ đầu tư toàn bộ cách sử dụng và quy trình cứu hộ thang.
Nhìn chung việc đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn thang máy không chỉ từ phía kỹ thuật (đơn vị lắp đặt thang máy tiêu chuẩn) mà còn từ phía người sử dụng làm sao cho thang máy an toàn nhất có thể. Đối với một số nơi nên có bảng hướng dẫn sử dụng thang máy an toàn cho người dân từ việc bấm nút gọi thang cho đến khi bước ra khỏi buồng thang như thế nào.
2. Tiêu chuẩn lắp đặt thang máy
Lựa chọn sản phẩm tốt luôn là yêu cầu đầu tiên của sử dụng thang máy gia đình. Tiếp theo đó chính là quá trình thi công lắp đặt thang máy. Lắp đặt thang máy đạt chuẩn là một quá trình thi công với kỹ thuật cực kỳ nghiêm ngặt. Khi thi công phải luôn đảm bảo an toàn đúng kỹ thuật để khi đi vào vận hành thì công trình hoạt động tốt.
Sau đây là những thông tin cơ bản giúp các bạn nắm rõ quá trình lắp đặt thang máy và hiểu sâu hơn về cấu tạo thang máy.
Để có được chi tiết kỹ thuật đảm bảo chính xác và an toàn người sử dụng cần có những bước chuẩn bị trước khi lắp đặt thang máy một cách khắt khe và chính xác.
Xem thêm: Các tiêu chuẩn Việt Nam về thang máy bạn cần biết
a/ Những bước chuẩn bị trước khi lắp đặt thang máy
Để đảm bảo đúng các tiêu chuẩn về kiểm định thang máy thì quá trình lắp đặt phải theo một parem chung với các bước rõ ràng. Kết nối và ràng buộc với nhau tạo nên một sản phẩm hoàn chính.
Quá trình chuẩn bị trước khi lắp đặt một chiếc thang máy bao gồm:
- Thiết kế và thi công theo đúng kích thước tiêu chuẩn
- Kiểm tra phòng máy thang máy
Thiết kế và thi công theo đúng kích thước tiêu chuẩn
- Kích thước hố thang phải đảm bảo chính xác như bản thiết kế được đơn vị cung cấp thang máy đưa ra. Trong trường hợp kích thước không đảm bảo phải sửa lại giếng thang cho đảm bảo đủ kích thước như bản vẽ, đặc biệt trong quá trình sửa vẫn phải đảm bảo sao cho đảm bảo được an toàn để sau này đưa thang vào lắp mà vẫn đúng kỹ thuật.
- Việc đảm bảo đúng kích thước hố thang sẽ không chỉ đảm bảo cho thang máy khi lắp đặt được hoạt động ổn định, êm ái mà còn đặc biệt an toàn khi sử dụng thang.
Kiểm tra phòng máy thang máy.
- Phòng máy là nơi đặt động cơ và tủ điện cho thang máy, ở đây cần đủ kích thước và thiết kế để đảm bảo tiêu chuẩn cho thang máy đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên bảo trì, bảo hành thang máy sau này có nơi để thao tác và làm việc.
Chuẩn bị mặt bằng thi công.
- Thang máy được lắp ghép từ hàng trăm các chi tiết lại với nhau, vì vậy trước khi đưa thang máy tới công trình cần có 1 mặt bằng đủ rộng để đưa thiết bị vào có nơi để đồ. Bên cạnh có phải có khoảng trống cần thiết để nhân viên lắp đặt có thể soạn đồ đưa vào hố thang.
Xem thêm: Quy trình 7 việc cần làm khi lắp đặt thang máy gia đình
b/ Lắp đặt thang máy đạt chuẩn của sàn thao tác:
- Khả năng chịu tải của sàn thao tác: Khi tải trọng là 250 kg/m2 thì sàn không được lún.
- Lắp dựng sàn thao tác: Lắp dựng sàn thao tác đối với các tầng hầm 1 thấp hơn mặt sàn 300 mm, sàn thao tác tầng 12 được bố trí cách sàn phòng máy 1800 mm.
c/ Lắp thả dọi và đặt phooc trong lắp đặt thang máy
- Thả chì thang máy là bước quan trọng cần được làm cẩn thận với độ chính xác gần như tuyệt đối. Nó liên quan đến tất cả các bước lắp đặt còn lại trong thang máy.
- Lắp đặt phooc: Phooc gồm hai phần trên đỉnh hố và dưới đáy hố thang dùng để giữ và định vị hệ thống dây dọi.
Quy trình lắp dựng gồm:
- Lắp đặt phooc trên sàn phòng máy.
- Thả hai sợi dây dọi dọc theo cửa tầng với khoảng cách hai sợi bằng khoảng chiều rộng cửa tầng đồng thời căn chỉnh theo một đường trục của toà nhà.
- Thả dây dọi của ray cabin và ray đối trọng theo dây dọi cửa.
- Hệ thống dây dọi trong hố được xác định theo đường trục chuẩn của toà nhà và dùng làm mốc chuẩn cho toàn bộ quá trình lắp dựng thang máy.
- Quả dọi phải tối thiểu 5kg (tùy thuộc tổng chiều cao giếng thang) và có biện pháp để giữ chống dao động.
d/ Lắp đặt rail thang máy:
- Ray thang máy chia làm ray đối trọng và ray cabin việc lắp đặt ray cho thang máy có tác động rất lớn đến quá trình hoạt động của thang sau này
- Yêu cầu quan trọng của thang máy khi lắp ray thì điểm nối tiếp giữa 2 ray không được vượt quá 0.2mm. Độ chênh lệch đầu dưới và đầu trên của ray khong quá 10mm. Khe hở giữa các thanh ray nối tiếp từ 0.3mm đến 5mm. Không quá khít cũng không quá hở.
e/ Lắp đặt thang máy phần động cơ và thiết bị phòng máy
- Lắp đặt tủ điều khiển: cố định tủ điều khiển bằng vít nở xuống sàn phòng máy, lắp máng đi dây và cố định.
- Lắp đặt bộ bảo vệ vượt tốc (Governer).
- Lắp đặt bộ cứu hộ khi mất điện.
Động cơ được định vị trên hệ thống rầm đỡ. Dùng Nivo xác định mặt phẳng rầm đặt động cơ. Sau đó, xác định vị trí Puli động cơ và Puli phụ theo phooc. Dùng vít nở để cố định rầm vào sàn phòng máy.
Tất cả các thiết bị trong thang máy phải lắp đúng nguyên tắc thì khi sửa chữa thang máy mới nhanh và đạt hiệu quả cao.
f/ Căn chỉnh và cố định các thiết bị cabin (khung cabin, sàn cabin) trong lắp đặt thang máy.
Thời gian cần thiết: 2 ngày, 2 giờ và 30 phút.
Các bước lắp đặt cabin thang máy:
- Tháo dỡ giàn giáo và dàn thao tác.
Trong quá trình xây dựng hố thang máy thì người ta thường dựng dàn giáo để thợ xây đứng. Do vậy khi bắt đầu lắp đặt cabin thang máy cần phải dở bỏ và vệ sinh sách sẽ.
- Lắp cabin thang máy ở tầng dưới cùng hố thang
Cabin thang máy được lắp ráp từ hệ khung cabin, sàn cabin, cọc dóng, trần và vách bao quanh. Ở bước này chúng ta sẽ lắp khung cabin và sàn cabin thang máy.
- Lắp tời và balăng.
Lắp tời ( Ba lăng) phía móc treo chịu lực trên cùng của hố thang máy kết nối với cabin thang máy bằng dây xích
- Lắp cơ cấu an toàn (Safety gear), cố định cáp của bộ bảo vệ vượt tốc vào cơ cấu an toàn của khung cabin. Phanh cơ thang máy
Lắp thiết bị ban toàn này nhằm giữa cabin khi chưa lắp cáp thang máy bảo vệ an toàn cho người lắp đặt.
- Lắp shoes tiếp xúc (Guide shoes).
Bộ phận shoes đệm cabin thang máy bắt vào cọc dóng để kết nối với rail thang máy.
- Lắp sàn cabin: dùng Palang kéo sàn vào vị trí, cố định bu lông sau đó hiệu chỉnh sàn bằng thước và Nivo.
Sàn cabin lắp đặt để người thợ có thể đứng trên đó để thao tác lắp đặt các phần tiếp theo của thang máy nhưng cửa thang máy và hệ thống rail thang máy phía trên.
g/ Hoàn thành
Lắp đặt thang máy hoàn thành thật đơn giản phải không. Hãy cùng xem chiếc thang máy hoàn chỉnh nào.
Lắp đặt thang máy phần khung đối trọng
Đối trọng được lắp dưới tầng trệt trong hố thang máy.
Trình tự lắp đặt đối trọng:
Dùng tời hoặc balăng đưa khung đối trọng vào giếng thang máy.
Gá đối trọng vào vị trí ray đối trọng.
Lắp bộ phận dẫn hướng (Guide shoes) để cố định đối trọng.lắp đặt thang máy đạt chuẩn
Lắp dầm ngăn cách vách giếng thang
Lắp dầm I-200 ngăn vách giếng thang máy, bước đầu tiên cách đáy hố pít 1600 mm, các bước tiếp theo cách nhau 2500 mm, bước cuối cùng cách dầm I đáy phòng máy 500 mm. Mỗi đầu dầm gồm 02 Bracket đỡ phía trên và dưới, được hàn liên kết với dầm I.
Thả và cố định cáp tải
Cuộn cáp được đặt dưới tầng trệt, đầu cáp được buộc vào móc tời kéo lên từ từ, luồn qua Puly máy kéo và thả xuống nối với đối trọng. Đầu kia được nối với cabin.
Lắp đặt cửa thang máy
Cửa thang máy được bắt đầu lắp từ tầng trên cùng. Thợ kỹ thuật sẽ đứng ở sàn thang máy và sảnh cửa thang máy để lắp đặt. Cửa tầng thang máy được lắp từ trên xuống dưới.
Cuối cùng sẽ lắp vách cabin, đầu cửa cabin và lắp cửa cabin.
Cửa thang máy là thiết bị thường xuyên hoạt động và người dùng sẽ trực tiếp cảm nhận bằng mắt. Quá trình lắp đặt chính xác để cửa hoạt động êm ái nhất.
h/ Quá trình lắp đặt điện thang máy
Sau khi đã hoàn thành việc lắp đặt cơ, để thang máy hoạt động, các công nhân cần tiến hành lắp đặt điện. Quá trình lắp đặt điện cần có: lắp hệ thống dây động lực cho cụm máy kéo, lắp dây điều khiển trong phòng máy, lắp dây cho các thiết bị tín hiệu tại mỗi tầng,… Sau khi hoàn thành cả 2 quá trình và kiểm tra kỹ lưỡng bởi đội ngũ công nhân, hệ thống thang máy cần được chạy thử và đánh giá để được sửa chữa và điều chỉnh những sai sót còn sót lại trước khi đưa vào sử dụng.
Xem thêm: Cấp điện cho thang máy gia đình
Giám sát thông số kỹ thuật, tiếp nhận phần thô, kiểm tra phần thô trong lắp đặt thang máy
- Giám sát thi công là phần việc rất quan trọng vì nó liên quan đến chất lượng thang máy. Nếu không làm việc đúng quy trình thì tai nạn thang máy rất dễ xảy ra
- Trước khi tiến hành thi công, lắp đặt thang máy, nhà thầu thang máy sẽ cử nhân viên có đủ năng lực chuyên môn tới hiện trường kiểm tra tính đầy đủ của điều kiện lắp đặt như: Kích thước thang máy, kích thước phòng máy, chiều cao các tầng, độ sâu hố PIT thang máy, chiều cao tầng trên cùng OH thang máy, kích thước phòng máy, móc treo bảo dưỡng, chiều cao phòng máy, vị trí các lỗ trên phòng máy, số lượng lỗ đó, kích thước lỗ chờ cửa tầng, vị trí của lỗ chờ lắp đặt bảng gọi tầng, vị trí các nguồn điện và Attomat dùng để cắt nguồn điện cho thang máy. Việc tiếp nhận giếng thang máy để thi công chỉ được thực hiện khi các điều kiện về kĩ thuật, phục vụ cho việc lắp đặt thang máy được đảm bảo đúng theo thiết kế ban đầu, nếu có sự sai khác so với thiết kế từ phía chủ đầu tư phải được sự đồng ý của nhà thầu cung cấp thang máy.
Thang máy chế tạo dựa trên tiêu chuẩn quốc tế đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Các bộ phận khác đi kèm được chế tạo đồng bộ theo tiêu chuẩn của bộ phận chính, nếu được chế tạo trên dây chuyền nhiều quốc gia khác nhau thì cần đảm bảo tuân thủ đúng quy cách, tiêu chuẩn lắp đặt thang máy của hãng thang máy đứng tên: Cáp thép, xích chịu tải, đường ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng, Puly dẫn động, hễ thống hãm phang an toàn…Thang máy nhập khẩu Mitsubishi cần phải có đầy đủ hồ sơ gốc.
3. Yêu cầu an toàn chung khi lắp đặt thang máy đạt chuẩn
- Không được lắp bất cứ một bộ phận, thiết bị nào khác không liên quan đến (đường ống nước, dây điện…) không liên quan đến thang máy gia đình.
- Bố trí, sắp đặt buồng thang thông thoáng, khô ráo, không bám bụi bẩn. Hố giếng thang luôn trong trạng thái khô ráo, không tiếp xúc với nước.
- Với thang máy bệnh viện, độ dừng cabin phải đảm bảo chính xác trong giới hạn ± 20mm đối và chính xác ± 50mm đối với các thang máy khác.
- Khoảng khe giữa bậc cửa tầng và bậc cửa cabin không được quá 25mm đối với thang điều khiển từ cabin và với cabin không có cửa; không được quá 45mm đối với các thang khác.
- Khoảng hở giữa cáp và mép lỗ đi cáp trên sàn buồng máy phải không dưới 25mm.
- Cần lắp trước cửa vào buồng máy trước khi bắt đầu lắp đặt các thiết bị trong buồng máy.
- Khi lắp đặt thang máy đạt chuẩn Mitsubishi gia đình, khoảng cách giữa cửa tầng với cửa cabin trong giới hạn ± 120mm. Từ phần thấp nhất của trần giếng thang đến mặt nóc cabin trong giới hạn± 750mm. Khoảng không gian phía dưới cabin đến đáy hố giếng nhỏ hơn hoặc bằng 500mm.
Khoảng cách giữa những điểm gần nhất của các bộ phận thang máy không được dưới các giá trị về kích thước thang máy sau:
- 50mm giữa cabin và đối trọng.
- 50mm giữa cabin, đối trọng với vách ngăn tầng lưới thép;
- 25mm giữa cabin, đối trọng với vách ngăn kín của giếng ở phía trong có cửa cabin (15mm với thang giếng không có những phần lõm);
- 10mm giữa bậc cửa tầng và bậc cửa cabin, giữa các chi tiết nhô lên của cửa tầng và cửa cabin, không kể các chi tiết khóa cửa tầng cùng các bộ phận liên quan ở cabin.
- 10mm giữa các chi tiết nhô lên của cabin (đối trọng) với các phần kết cấu ray dẫn hướng, kể cả các chi tiết kẹp chặt ray.
4. Quy phạm kỹ thuật khi lắp đặt thang máy
Khi lắp đặt thang máy Tiến Phát cần tuân thủ nghiêm ngặt quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91, kỹ thuật an toàn thiết bị nâng TCVN 4244-86, yêu cầu an toàn trong hàn điện TCVN 3146-86 và an toàn cháy TCVN 3254-79, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:
- Bước hoàn thiện phải tiến hành khi lắp đặt xong thiết bị thang máy. Tuy nhiên nếu trong thiết kế có yêu cầu trát tường giếng thang thì phải thực hiện trước khi lắp đặt thiết bị thang máy.
- Sau khi hoàn thành xây trát hoàn thiện bắt đầu chạy thử, khởi động các thiết bị, hệ thống điều khiển, hệ thống an toàn….
- Không đồng thời thực hiện lắp đặt thang máy gia đình đạt chuẩn với thi công công trình hoặc lắp hệ thống máy khác ở trong giếng thang.
- Nhiệt độ trong buồng máy và giếng thang nhỏ hơn hoặc bằng 40oc và không thấp hơn 5oc.
- Bảo vệ thiết trong quá trình hàn, tránh tác động của nhiệt và xì hàn.
- Sắp xếp các chi tiết, thiết bị thang máy, dụng cụ, trang bị đồ nghề, vật liệu xây dựng…gọn gàng.
- Trong khi lắp đặt thang máy đạt chuẩn , tại vị trí làm việc phải có mặt ít nhất hai người. Người làm việc trong giếng thang phải được trang bị thiết bị bảo hộ lao động.
- Chỉ làm việc trong giếng phía dưới cabin và cabin phải được treo trên cáp.
- Không được làm việc trong cabin hoặc trên nóc khi cabin đang chuyển động, chỉ di chuyển cabin theo chiều đi xuống, vận tốc nhỏ hơn hoặc bằng 0,71m/s.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ lắp đặt thang máy
Quá trình lắp đặt thang máy có nhiều yếu tố tác động đến tiến độ như: Yếu tố thời tiết, dịch bệnh, yếu tố do đơn vị cung cấp, yếu tố tác động do đơn vị xây dựng.
- Nguyên nhân chậm tiến độ bởi bên cung cấp thang máy
- Khi mua thang máy bạn cần quan tâm đến đơn vị cung cấp thang máy đơn vị nào, hồ sơ năng lực của họ như thế nào.
- Bạn gặp phải công ty thương mại: Đây là đơn vị thang máy buôn bán, kinh doanh thang máy. Họ mua thang máy của một bên khác và bán lại cho khách hàng. Vì thế nên tiến độ có thể bị chậm hơn.
- Đội ngũ lắp đặt: Kỹ thuật lắp đặt của các công ty thương mại hoặc các công ty nhỏ thường là thợ kỹ thuật bên ngoài. Do công ty có quy mô nhỏ nên vì mục đích kinh doanh và lợi nhuận sẽ nuôi đội thợ lắp đặt.
- Do vật khi chọn mua thang máy bạn nên chọn mua các công ty uy tín và kính nghiệm nhiều năm.
- Chậm tiến độ do thợ xây dựng
- Đơn vị xây dựng làm chậm tiến độ, không bàn giao mặt bằng cho bên thang máy vào lắp
- Ốp cửa và mặt tiền thang máy chậm. Điều này ảnh hưởng tới việc lắp điện cho thang máy
- Sai xót do quá trình xây dựng của thợ xây không đúng thiết kế hố thang. Cần phải sửa lại mới lắp được thang máy.
- Trước khi tiến hành, kỹ thuật viên có chuyên môn sẽ đến kiểm tra công trình và các điều kiện lắp đặt như: chiều cao các tầng, độ sâu hố PIT thang máy, chiều cao OH, kích thước phòng máy, móc treo bảo dưỡng – bảo trì, vị trí, số lượng, kích thước phòng máy, kích thước các lỗ trên phòng máy… sau khi lắp đặt cần quan tâm đến bảo trì thang máy cần bảo trì và kiểm tra 1 lần/tháng. Việc lắp đặt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thiết kế ban đầu, nếu có sự sai khác phải được sự đồng ý của nhà cung cấp.